Hành tinh sống
Bắt đầu từ loài rong rêu, thảo mộc rồi đến các loài vi khuẩn, côn trùng và cầm thú sinh ra. Cuối cùng là loài người. Chúng ta và vạn vật sinh ra do từ các duyên hợp lại, cho nên chúng ta phải thương yêu nhau, thương yêu tất cả chúng sanh, vì có thương yêu chúng sanh thì chúng ta mới bảo vệ sự sống của muôn loài và của chính chúng ta.
Trong vũ trụ có nhiều thái dương hệ, trong mỗi thái dương hệ có nhiều hành tinh, phần nhiều là hành tinh chết vì nơi đó không có sự sống. Trong không gian vũ trụ có rất ít hành tinh sống so với hành tinh chết.
Nhờ có bộ óc thông minh nên loài người được xem là chúa tể của muôn loài. Loài người là một loài động vật cao cấp thông minh nhất trong các loài vật là nhờ có tình cảm sâu sắc, nên từ loài người xuất hiện những con người thoát ra khỏi bản chất hung ác của loài động vật, tuyên dương lòng thương yêu sự sống của muôn loài.
Người đó là đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài đã xây dựng cho loài người một nền đạo đức nhân bản - nhân quả, và kêu gọi mọi người, mọi loài vật hãy thực hiện lòng hiếu sinh (tâm từ bi) một cách chân thật.
Lòng thương yêu sự sống của muôn loài xuất hiện theo từng cấp độ:
1- Cấp độ thứ nhất: Con người biết thương con người.
2- Cấp độ thứ hai: Con người biết thương các loài động vật khác.
3- Cấp độ thứ ba: Con người biết thương cây cỏ và thảo mộc.
Gồm ba cấp độ này lại mới được gọi là lòng hiếu sinh. Lòng hiếu sinh xuất phát từ tâm từ, bi, hỷ, xả. Trong đạo Phật, tâm từ, bi, hỷ, xả còn có tên là “Tứ Vô Lượng Tâm”.
Gợi ý
-
Sống Chánh tinh tấn
là sống siêng năng tinh cần hằng ngày từng phút từng giây không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ cảhai tức là ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp.
-
Tu tập Chánh Tinh Tấn
là tu tập gồm có: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp và Chánh Mạng. Tu tập Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng tức là tu tập Thân Hành Niệm, tu tập Thân Hành Niệm tức là tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác...
-
Thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân
nghĩa là lỗ tai bất động trước những âm thanh khả lạc, khả hỷ, khả khổ, v.v... của người phi thường.
-
Pháp Thân Hành Tỉnh giác
Giai đoạn 1- Đi kinh hành 10 bước hoặc 20 bước rồi đứng lại nghỉ. Trong thời gian đứng nghỉ phải tập trung tâm vào hơi thở, nghĩa là biết hơi thở ra và hơi thở vào; đếm từ 5 đến 20 hơi thở. Khi nhiếp tâm trong hơi thở...
-
Lớp Chánh Tinh Tấn
là lớp thứ sáu trong tám lớp Bát Chánh Đạo, phải tu tập pháp môn Tứ Chánh Cần. Cùng một pháp môn nhưng giai đoạn đầu tu tập khác; giai đoạn sau tu tập khác. Tứ Chánh Cần là “ngăn”và “diệt” các ác pháp để luôn luôn “sinh” thiện “tăng...
-
Tâm thanh tịnh bất động
là tâm không còn tham, sân, si.
-
Muốn cho tâm trở thành tính của hư không
thì hãy lắng nghe lời đức Phật dạy La Hầu La: “Này La Hầu La, hãy tu tập sự tu tập như hư không, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên không có nắm giữ tâm, không có tồn tại”. Vậy tu tập sự tu tập như...
-
Tri kiến thanh tịnh - (là tri kiến giải thoát)
Khi một hành giả sống một đời sống đạo đức thì đạo đức là giới hạnh. Giới hạnh làm cho tri kiến không có khởi ác niệm, không có những hành động ác, không có những lời nói ác. Nhờ thế được xem là tri kiến thanh tịnh tức là...
-
Sinh sống thanh tịnh
Sinh sống thanh tịnh tức là chánh nghiệp. Chánh nghiệp là nghề nghiệp sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.
-
Thanh tịnh
là trong sạch, không còn nhơ bẩn, không còn uế trược, không còn bất tịnh, không còn hôi thối, v.v… Thanh tịnh là không còn tham muốn, không còn mong cầu, không còn ước mong, không còn dục. Cái gì có là có chứ không mong cầu có.Cái gì không...
-
Sống đúng khẩu hành thanh tịnh
hằng ngày trong mỗi hành động nơi “miệng”, của “miệng” đều phải tránh làm điều ác, luôn làm điều thiện, tức là không làm khổ mình, khổ người. Khẩu hành là những hành động nơi miệng, sự hoạt động của miệng.Miệng nói ra những điều thiện; thường nói ra những...
-
Sống đúng thân hành thanh tịnh
hằng ngày trong mỗi hành động của thân đều phải tránh làm điều ác, luôn làm điều thiện, tức là không làm khổ mình, khổ người.
-
Sống đúng ý hành thanh tịnh
Ý hành là những hành động suy nghĩ nơi ý thức, sự hoạt động của ý, ý suy nghĩ ra những điều thiện, ý quán xét tư duy một việc gì, một sắc tướng, một âm thinh, một mùi hương, một mùi vị, một cảm giác, một lời nói một...
-
Thân hành thanh tịnh
là hằng ngày trong mỗi hành động của thân đều phải tránh làm điều ác, luôn làm điều thiện, tức là không làm khổ mình, khổ người.
-
Giới đức thanh tịnh
chính là tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ.
-
Thân nghiệp không thanh tịnh
có nghĩa là thân còn thích dục lạc (như ăn uống phi thời), thân hay bệnh tật đau yếu, thân thích dâm dục, thân hay đốt lửa giết hại chúng sanh, thân lười biếng ưa thích ngủ nghỉ, thân hay làm những điều ác làm chết và đau khổ các...
-
Xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh
là xả thọ, tức là đoạn ái, tức là chấm dứt sự đau khổ. Thọ là then chốt của nghiệp ái. Nghiệp để cho thọ, ái để cho thọ; dùng Tứ Thiền xả thọ, thì nghiệp và ái không còn tác dụng, cho nên, gọi là diệt nghiệp đoạn ái.Diệt...
-
Pháp nhãn thanh tịnh
là đã thấu rõ các pháp trên thế gian này như thật không còn một sự hiểu lầm lạc nào cả, không còn có một tôn giáo nào, một giáo pháp nào lừa đảo được. Bao nhiêu kiến chấp những pháp môn của ngoại đạo từ xa xưa như kinh...
-
Ý hành thanh tịnh
là hằng ngày mỗi khi nghĩ đến một điều gì, thì phải tránh suy nghĩ điều ác, luôn suy nghĩ điều thiện, điều lành, không được suy nghĩ điều ác mà phải suy nghĩ những điều không làm khổ mình, khổ người.
-
Ý nghiệp không thanh tịnh
do những thân, khẩu, ý hành còn làm những điều ác. Ý có ba nghiệp không thanh tịnh: 1- Ý tham dục, ham muốn cái này, cái kia, xan tham. 2- Ý sân hận, thù oán, ghen ghét, tị hiềm, tật đố.3- Ý si mê, lười biếng ham ngủ nghỉ,...